Sau khi cài đặt blog wordpress mới, thì công việc tiếp theo bạn cần làm đó là thiết lập để nó thân thiện với người đọc và tối ưu nhất cho SEO.
Trong bài viết này, Phú sẽ hướng dẫn bạn 16 thiết lập website wordpress cơ bản mà bạn bắt buộc phải làm cho blog mới.
Trong mỗi phần mình sẽ có các lưu ý để giúp bạn có một blog hoàn chỉnh hơn nhé.
- Tham khảo: Theme dành cho website wordpress nên dùng
1. Dọn dẹp bảng điều khiển của WordPress
Bảng điều khiển hay còn gọi là Dashboard là khu vực cập nhật những thông tin mới trên blog của bạn.
Ví dụ: Activities (các hoạt động trên blog), tạo bài viết Draft mới, cập nhật các tin tức và sự kiện mới của wordpress.
Tuy nhiên, nó nhìn khá rối rấm lúc ban đầu. Do đó, bạn nên sắp xếp nó lại 1 chút để dễ nhìn và cập nhật thông mới hơn. Thứ nào bạn cảm thấy không cần thiết thì ẩn nó đi nhé.
Để dọn dẹp, tại mục Dashboard bạn click vào Screen Option
Hãy huỷ check mục nào (boxs) mà bạn không muốn nó hiển thị trên Dashboard nhé
Ở đây, Phú muốn ẩn cái Welcome đi nên Phú đã huỷ chọn nó.
2. Thiết lập mật khẩu mới cho WordPress
Nếu bạn đang có thói quen cài đặt mật khẩu đơn giản như ngày tháng năm sinh, số điện thoại… thì nó thật sự rất nguy hiểm.
Bạn có thể bị đánh cấp mật khẩu và mất quyền kiểm soát blog của mình bất cứ lúc nào. Hacker có thể dùng phần mềm để dò mật khẩu của website nếu nó được thiết lập quá đơn giản.
Cách để đặt mật khẩu bảo mật hơn là nó phải dài và bao gồm các ký tự đặc biệt, số, chữ in đậm, IN HOA
Đây là ví dụ 1 mật khẩu tốt: W@ordpress##2017moi
Để thiết lập Mật Khẩu mới:
Bạn vào User > Your Profile chọn tiếp Generate Password
Nhập password mới vào ô New Password.
Sau đó chọn Update Profile để lưu lại
3. Cài đặt Favicon
Favicon là biểu tưởng nhỏ nhỏ khi bạn truy cập vào 1 website bất kỳ. Nó giúp blog của bạn nhìn khác biệt hơn trên thanh Menu của trình duyệt
Không chỉ như vậy, Favicon giúp người tìm kiếm phát hiện ra blog của bạn dể dàng hơn trên kết quả tìm kiếm của Google. Việc này đặc biệt quan trọng khi người dùng truy cập bằng mobile.
Để thiết lập Favicon, Tại trang admin wordpress bạn vào Appearance > Customize hoặc Tuỳ biến (nếu là tiếng việt)
Trong mục Site Identity, chúng ta sẽ thay đổi phần Site icon bạn chọn Change Image
Sau đó bạn nhấn Publish để xuất bản nội dung lên website
4. Thiết lập Logo cho website wordpress
Logo là thành phần quan trọng nhất trên blog của bạn. Logo tượng trưng cho thương hiệu của bạn trên internet. Là một biểu tượng cho bất kỳ ai khi nhắc đến đều biết đó chính là thương hiệu của bạn.
Việc tạo một logo ấn tượng sẽ làm tăng mức độ uy tín cho website của bạn
Dưới đây là 6 website tạo logo bạn có thể tham khảo:
Bước cài đặt logo sẽ tương tự như Favicon, bạn vào Site Identity, trong mục Logo bạn chọn Change Image để thay đổi.
Sau đó bạn nhấn Publish để lưu lại.
5. Thay đổi ngôn ngữ trên website wordpress
Ngôn ngữ mặc định trên website wordpress sẽ là tiếng Anh. Do đó, bạn cần phải chuyển nó qua tiếng việt để người đọc dễ hiểu hơn.
Bạn cần lưu ý là sẽ có 2 khu vực ngôn ngữ khác nhau
- Ngôn ngữ dành cho người đọc trên blog của bạn (Front End). Hay còn gọi là Site languages
- Ngôn ngữ dành cho bạn – wordpress admin (Back End)
Nếu tiếng Anh không phải là vấn đề quá lớn, thì Phú khuyên bạn nên sử dụng tiếng anh trên trang quản trị wordpress admin (Back End). Chỉ nên thay đổi sang tiếng việt trên giao diện Front End dành cho người đọc mà thôi.
Cách thay đổi ngôn ngữ Back End
Trên admin của wordpress, bạn chọn mục User > Your Profile
Thay đổi phần Language sang tiếng Việt nếu bạn không muốn sử dụng tiếng anh trên trang quản admin wordpress của mình.
Sau đó kéo xuống dưới chọn Update Profile để lưu lại
Cách thay đổi ngôn ngữ Front End
Phần ngôn ngữ trên website wordpress dành cho người đọc.
Để thay đổi sang tiếng việt bạn làm như sau. Trong trang admin của wordpress, bạn chọn mục Setting > General
Chuyển mục Site language sang tiếng Việt
Sau đó chọn Save changes để lưu lại
6. Tạo ngay trang giới thiệu trên blog
Trang giới thiệu (about) giúp bạn đọc hiểu hơn về blog của bạn. Biết được bạn là ai, bạn đang làm gì trên blog, họ sẽ nhận được giá trị gì từ blog.
Phú thấy nhiều blog họ tạo trang giới thiệu và trang liên hệ thành 2 trang khác nhau. Nhưng cá nhân Phú thì sẽ gom 2 trang này thành 1 trang giới thiệu giúp bạn đọc không phải mất thời gian chuyển qua lại giữa 2 trang.
- Ví dụ: Phần phía trên trang là giới thiệu về Phú & blog, phần phía dưới sẽ là form liên hệ. Nếu trong trường hợp người dùng cần hỗ trợ từ Phú thì có thể nhập ngay vào form này.
Bạn nên thêm phần kết bạn trên mạng xã hội như: Facebook, Twitter, Linkedin… vào trang about để kết nối hơn với đọc giả của mình
Sử dụng plugin như Thrive Architect để tạo trang giới thiệu thu hút hơn. Hơn nữa plugin này còn có sẳn công cụ tạo form nên mình không cần phải cài thêm plugin khác.
Cách tạo 1 trang about mới
Tại trang Admin, bạn chọn Page > Add New
Sau đó bạn thêm tên mới cho trang là About
Khi đã thiết kế xong bạn chọn Publish để xuất bản trang này lên website
7. Tạo chuyên mục cho blog wordpress
Chuyên mục (categories) giống như 1 folder trên window. Nó chứa các bài viết trong đó.
Chuyên mục giúp blog của bạn được sắp xếp gọn gàng hơn. Bạn cũng dễ dàng quản lý các bài viết hơn.
Hãy đặt tên cho chuyên mục theo từng chủ đề để quản lý. Các bài viết sau này nếu nó thuộc chủ đề nào thì để chúng đúng vào chủ đề đó.
Cách tạo mới 1 chuyên mục
Tại trang admin, bạn chọn mục Post > Categories
Đặt tên mới cho Categories này.
- Ví dụ: mình đặt 1 chuyên mục về chủ đề Email Marketing, thì sau này tất cả những bài viết liên quan đến chủ đề Email Marketing bỏ hết vào đây
8. Cập nhật thông tin về tác giả cuối bài viết
Thông tin tác giả hay còn gọi là Biographical Info.
Đó là thông tin về tác giả ở cuối mỗi bài viết. Nơi Phú thường chia sẽ 1 phần nhỏ thông tin về mình cũng nhưng chủ để trên blog với đọc giả của mình.
Bạn có thể thêm tiểu sử hay 1 một điều gì đó ngắn gọn về bạn ở đây. Cũng đừng quên thêm thông tin về bạn trên các mạng xã hội tại đây.
Để thiết lập mục Biographical Info bạn làm như sau
Trên trang admin của wordpress, bạn chọn User > User profile
Kéo xuống dưới tại mục Biographical Info. Bạn nhập thông tin vào ô như hình bên dưới
Sau khi nhập xong bạn nhớ chọn Update Profile để lưu lại
9. Thiết lập tối ưu hình ảnh cho blog wordpress
Tối ưu hình ảnh khi upload lên wordpress là việc rất quan trọng. Vì trong quá trình viết blog bạn sẽ upload rất nhiều hình ảnh lên bài viết.
Về lâu về dài sẽ tốn rất nhiều bộ nhớ sẽ làm giảm tốc độ load của website
Mặc định khi bạn upload 1 hình ảnh lên, wordpress sẽ tự động tạo ra 3 tấm hình khác với các kích cỡ khác nhau.
Do đó, để hạn chế việc này bạn nên cài đặt không cho wordpress tạo ra 3 hình này bằng cách:
Tại trang admin, bạn chọn Setting > Media
Bạn chỉnh các thông số trong 3 mục Thumbnail size, Medium size và Large size về số 0 hết nhé
Sau đó chọn Save change để lưu lại
10. Cài Theme mới thân thiện với người đọc
Đầu tiên, Blog của bạn nhìn sẽ rất thô sơ, nhưng đừng lo lắng wordpress đã cung cấp sẵn rất nhiều theme đẹp để bạn lựa chọn. HOÀN TOÀN MIỄN PHÍ.
Có 2 cách để cài đặt Theme cho website wordpress:
Cách 1: cài theme miễn phí trong kho theme wordpress
Để cài đặt theme bạn vào Appearance > Themes. Sau đó chọn Add New để chọn 1 theme mới.
WordPress sẽ liệt kê cho bạn danh sách tất cả các theme miễn phí. Bạn có thể chọn bất kỳ theme nào mà bạn thích để cài đặt.
Sau khi chọn xong, bạn nhấp vào Install. Chờ 1 chút để wordpress cài đặt theme vào website.
Tiếp theo, bạn nhấn Active để áp dụng theme đó.
Ngoài ra, bạn có thể sử dụng chức năng Filter (bộ lọc) để tìm kiếm đúng dạng giao diện bạn cần.
- Ví dụ: Lọc theo chủ đề (Subject), định dạng (Layout) hoặc theo chức năng (Feature).
Mẹo: nên chọn 1 theme đơn giản để bắt đầu nhé.
Cách 2: Upload Theme bạn mua lên wordpress
Đôi khi bạn sẽ cảm thấy không thật sự hài lòng với theme miễn phí. Lý do là theme miễn phí thường có ít chức năng hơn so với theme trả phí.
Hơn nữa, theme miễn phí thường kém bảo mật và cũng không được hỗ trợ updated thường xuyên.
Vì lý do đó nếu có chi phí, bạn nên đầu tư cho mình 1 theme premium (bản quyền) với giá từ 10-39$ tùy từng theme bạn chọn.
Bên dưới Phú sẽ hướng dẫn bạn cách để upload theme bạn mua từ nhà cung cấp không phải là wordpress nhé
Các bước thực hiện như Cách 1 – cài theme miễn phí từ kho theme của wordpress.
Nhưng, thay vì bạn chọn 1 theme mới trong kho theme của wordpress thì bạn chọn nút Upload để upload file theme bạn đã mua lên.
Tiếp theo, chọn File Theme mà bạn đã download về máy tính. Nhấn Updoad để cài đặt theme.
Sau đó bấm Active để kích hoạt theme.
Tham khảo:
- Shapeshift theme dành cho những bạn thích tuỳ biến nhiều
- Mythemeshop kho theme khá tốt cho blog tối ưu cho blog mới
- Kho theme bản quyền tốt nhất nên dùng
11. Cài đặt Plugin mới cho website wordpress
Plugin là thành phần không thể thiếu cho bất kỳ website wordpress. Nó giúp cho website:
- Hoạt động ổn định và linh hoạt hơn
- Bổ sung thêm tính năng mới mà không cần phải viết code
- An toàn bảo mật hơn cho website
Danh sách các plugin Phú đang dùng trên blog goccuaphu.com
Để cài đặt 1 plugin mới cho wordspress bạn thực hiện như Video bên dưới nhé.
Cách 1: Cài plugin từ kho plugin của wordpress
Cách này rất đơn giản, trong trang admin của wordpress bạn chọn tab Plugin.
Sau đó chọn tiếp Add new để chọn 1 plugin phù hợp.
Tại cửa sổ tiếp theo bạn chọn plugin nào cần cài đặt hoặc có thể điền thông tin trực tiếp vào ô tìm kiếm cho nhanh.
Sau khi chọn đúng plugin bạn cần. Nhập vào Install Now để cài đặt.
Cuối cùng là bạn bấm Activate để plugin hoạt động là xong.
Ngoài ra nếu chưa biết nên cài plugin nào phù hợp. Bạn có thể sử dụng tính năng lọc của WordPress để chọn.
- Feature: tìm kiếm theo tính năng
- Popular: tìm kiềm plugin được sử dụng nhiều nhất
- Recomended: được khuyến khích nên cài
- Favorite: mục yêu thích
Cá nhân Phú hay sử dụng tính năng Recommended của wordpress để tìm kiếm.
- Mẹo: bạn nhìn vào số lượng Active install và rating (số lượng ngôi sao) càng nhiều là plugin đó tốt và nhiều người sử dụng nó nhé.
Cách 2: Upload Plugin từ máy tính
Trong quá trình sử dụng wordpress bạn tìm thấy 1 plugin rất hay ho nhưng nó lại không có trong kho plugin của wordpress thì phải làm như thế nào.
Cách nhanh nhất là download đó về và upload lên website của bạn. Để upload 1 plugin bạn thực hiện như sau:
Bạn vào Plugin > Add New.
Thay vì chọn 1 plugin miễn phí và cài đặt thì bạn chọn Upload Plugin.
Tìm file plugin bạn vừa download trên máy tính, thường là file .zip.
Bấm Upload và Active plugin là xong.
12. Đổi tên site name và site description
Việc tiếp theo bạn nên làm là đặt tên và mô tả về chủ đề trên blog của mình. Đây là thương hiệu của bạn trên internet.
- Ví dụ: blog của Phú có tên là: Góc của Phú
Để thiết lập bạn vào Setting > General
- Site name: là tên đọc giả sẽ nhìn thấy khi tìm kiếm website của bạn trên google
- Site Tagline: phần mô tả ngắn gọn nằm bên dưới logo website.
13. Thiết lập múi giờ trên website wordpress
Mỗi quốc gia sẽ có 1 múi giờ khác nhau. Vì thế, bạn nên thiết lập múi giờ phù hợp cho website wordpress của mình
Để thay đổi múi giờ bạn vào Setting > General
Bạn kéo xuống dưới mục Time Zone. Thay đổi thành UTC +7 (múi giờ dành cho Việt Nam).
Đồng thời bạn chọn hình thức hiển thị thời gian trên website của mình với Date Format và Time Format
Nhớ chọn Save change để lưu lại nhé
14. Cài đặt Permalinks thân thiện
Đây là bước cài đặt cực kỳ quan trọng nó giúp đường link website nhìn thân thiện hơn với người dùng cũng như với công cụ tìm kiếm google.
Bạn muốn đọc giả nhìn đường link website của bạn như thế nào
Câu trả lời rất rõ ràng phải không nào. Để có đường dẫn trên bạn làm như sau
Chọn mục Setting > Permalink. Mặc định wordpress sẽ set đường link là Day & Name. Vì vậy, bạn nên chỉnh nó sang Post Name cho dễ nhìn và thao tác hơn nhé.
Nhập Save Change để lưu thay đổi
15. Thiết lập ảnh đại diện mỗi khi đọc giả comment
Hình ảnh đại diện hay còn gọi là Gravatar là hình ảnh đại diện cho bạn ở cuối bài viết cũng như khi trả lời comment với đọc giả.
Để có hình này bạn cần đăng ký 1 tài khoản của Gravatar tại đây. Sau đó upload ảnh đại diện của bạn lên đó trước.
Trong wordpress bạn vào mục User > Your Profile
Kéo xuống bên dưới bạn sẽ thấy phần Profile Picture. Chọn Gravatar và thay đổi hình đại diện của bạn thế là xong.
Sau đó Lưu thay đổi
Từ bây giờ, khi bạn comment hay trả lời ở bất kỳ bài viết nào thì hình ảnh bạn upload lên Gravatar sẽ xuất hiện. Hình ảnh này giúp kết nối với đọc giả trên blog của bạn nhiều.
16. Tạo menu trong blog wordpress
Tạo menu trong wordpress tưởng chừng là 1 việc cực kỳ đơn giản. Nhưng đôi lúc lại gây chút khó khăn cho người mới làm quen với wordpress vì cách bố trí của nó.
Đầu tiên, để tạo menu bạn vào Appearance > Menu
Tại đây bạn nhấp vào Create a new menu. Sau đó đặt tên cho menu ở Menu Name
Tiếp theo là chọn vị trí hiển thị của Menu.
- Lưu ý: bạn có thể tạo Page hoặc Categories trong menu
Bạn Add Page hoặc Categories bằng cách chọn Page> Tên page và chọn Add to Menu
Phần Display Location là nới Menu sẽ xuất hiện trong trang web. Tùy theo từng theme mà bạn có 1 hoặc 3 vị trí đặt Menu.
- Top Menu
- Main Menu
- Footer Menu
Ví dụ: theme của Phú đang sử dụng thì có 2 vị trí đặt Menu đó là Main Menu và Footer. Do đó mình phải tạo 2 menu khác nhau để quản lý.
Cuối cùng, bạn nhấn Save change để lưu lại. Xem hình minh họa chi tiết bên dưới.
Những lưu ý khác khi mới cài đặt website WordPress
1. Thay đổi màu sắc cho phù hợp
Thay đổi màu nhìn cho hài hòa và thu hút người đọc là vô cùng khó của một website. Do đó bạn nên cân nhắc điều chỉnh màu sắc sau cho thật dễ nhìn và đơn giản.
Màu sắc cần đồng bộ trên blog để đọc giả sẽ tập trung vào nội dung nhiều hơn. Bạn có thể lưu code màu lại để thiết lập sau này.
Hoặc đơn giản nhất là giữ nguyên màu mặc định của theme mà bạn đã chọn mua. Bạn phải thích nó thì mới chọn mua phải không nào?
2. Chỉnh Fonts chữ như thế nào
Các theme mới hiện nay đều đã cập nhật rất nhiều font chữ đẹp và dễ đọc. Hơn nữa, kho fonts của google fonts có hàng ngàn kiễu chữ cho bạn tha hồ sử dụng.
Hoặc bạn có thể sử dụn plugin như TinyMCE Advanced để có thêm nhiều tuỳ chỉnh khác khi viết bài.
Một lưu ý nhỏ là 1 website chỉ nên setup 2 kiểu font chữ để nó load nhanh và tốt nhất cho SEO nhé.
- Ví dụ: Menu dùng font là Arial còn nội dung có font Roboto thế là tốt nhất
3. Cài bao nhiêu Plugin là tốt nhất
Câu trả lời rất rõ ràng: CÀNG ÍT CÀNG TỐT
Tại sao lại như vậy, vì càng ít Plugin thì website của bạn load càng nhanh mang đến trải nghiệm tốt nhất cho bạn đọc. Nếu là đọc giả, bạn có ngồi chờ 1 website load quá chậm chạp không?
Hơn nữa, nếu cài quá nhiều plugin rất dễ dẫn đến conflict (sung đột) khiến blog wordpress của bạn không hoạt động ổn định nữa.
4. Nếu là người mới viết blog thì nên chọn theme gì
Vì bạn mới làm quen với wordpress nên sẽ có rất nhiều thứ bạn cần phải học hỏi. Một theme đơn giản sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian tinh chỉnh và ít gặp khó khăn hơn trong quá trình thiết lập theme đó theo ý của mình.
Tham khảo 2 theme đơn giản để bắt đầu:
Theo trải nghiệm của Phú, 1 blog mới thì số lượng bài viết chất lượng là rất quan trọng.
Vì chẳng ai quan tâm 1 blog có giao diện bên ngoài rất đẹp nhưng bên trong nội dung thì chẳng có gì để xem.
Lời kết
Trên đây là 16 thiết lập cơ bản của 1 website wordpress mới cần phải làm để nó hoạt động ổn định nhất. WordPress còn rất nhiều phần hay cần bạn khám phá.
Nếu trong bài viết có phần thiết lập nào quan trọng nhưng Phú chưa hướng dẫn. Bạn hãy giúp Phú để lại góp ý của mình ở phần comment bên dưới nhé.
Phú rất cảm ơn nếu bạn chia sẽ bài viết này đến nhiều người bạn hơn nữa.
Công việc tiếp theo bạn nên làm là:
Anh Phú ơi, cái List Mag WP – A Responsive WordPress Blog Theme có file list-mag-wp-child.zip là để làm gì vậy anh?
em mới tập tành nên k rõ, xin anh chỉ giúp em.
Cái đó là child theme em nhé.