Nếu bạn đang tìm kiếm 1 công cụ All in one để SEO cho blog/website thì Yoast SEO là lựa chọn số 1. Yoast SEO tích hợp tất cả các tính năng từ căn bản đến nâng cao giúp Google đánh giá cao website của bạn.
Ngoài việc giúp bạn tạo 1 bài viết chuẩn SEO. Yoast còn giúp bạn tối ưu blog bằng việc liên kết tất cả các mạng xã hội và google tools để blog của bạn có thứ hạng cao trên trang tìm kiếm.
Nhưng để làm được điều này, bạn cần phải thiết lập cho Yoast SEO sao cho nó tối ưu nhất. Bài viết này Phú sẽ hướng dẫn bạn làm điều đó.
Noted: Yoast có bản free và bản Premium với rất nhiều tính năng nâng cao. Nhưng theo mình thì bản Free cũng đã quá đủ dùng.
Hướng dẫn cài đặt SEO by Yoast
Đầu tiên, bạn phải cài plugin Yoast SEO. Bạn vào tab Plugin > add new
Gõ vào thanh tìm kiếm: Yoast SEO.
Chọn Install, chờ quá trình cài đặt khoảng vài giây.
Tìm kiếm Plugin Yoast SEOSau đó bạn bấm Activate để kích hoạt plugin hoạt động
Khi cài đặt thành công bạn sẽ thấy trong trang admin có phần SEO
Hướng dẫn thiết lập Yoast SEO tối ưu nhất
Bước 1: Dashboard
1. Tab Dashboard
Lúc mới bắt đầu cài đặt Yoast sẽ yêu cầu bạn kết nối với Google search console
Google search console là gì ?
- Phân tích số lần người dùng nhấp vào website của bạn.
- Sồ lần hiển thị trang web của bạn trên google đối với 1 keyword.
- Thu thập lỗi website của bạn gặp phải
- Kiểm tra website có bị giới hạn việc xuất hiện trên thanh tìm kiếm của google.
- Kiểm tra xem google có hiểu được nội dung website của bạn hay không.
- ... và còn rất nhiều tính năng hấp dẫn khác nữa.
Nếu bạn đã có tài khoản google search console thì hãy connect ngay nhé. Hoặc bạn có thể bỏ qua bước này Phú sẽ hướng dẫn bạn thiết lập sau ở bên dưới.
Để kết nối tài khoản Google search console bạn làm như sau:
Connect google search console with yoastNhấp vào Connect with google search console here. Sau đó chọn Get google authorization code.
Đăng nhập tài khoản gmail của bạn đang sử dụng.
Chọn tiếp Allow để kết nối yoast với tài khoản Gmail. Tiếp theo bạn Paste đoạn code google cung cấp vào ô Authenticate.
Cuối cùng bạn chọn Save profile để lưu lại. Nhấn save change để lưu lại
2. Tab General
Vì Phú sẽ hướng dẫn bạn thiết lập thủ công nên bạn có thể bỏ qua bước này. Nếu không bạn có thể chọn Open configure wizard và làm theo hướng dẫn của Yoast SEO.
General tab của Yoast SEO3. Tab Feature
Bạn chọn Enable mục Advanced setting pages. Nhấn Save change để lưu lại
Sau khi Enable mục Advanced setting pages các tùy chỉnh mới sẽ xuất hiện bao gồm: tiêu đề và Meta, xã hội, sơ đồ trang XML, Tùy chọn nâng cao, Công cụ... Phú sẽ hướng dẫn bạn thiết lập từng mục này ở phần bên dưới nhé.
enable chức năng advange setting page4. Tab Your Info
Mục này dùng để nhận dạng website của bạn trên bộ máy tìm kiếm:
Website name: tên blog của bạn
Alternate website name: tên gọi khác của blog
Company or person: chọn person (cá nhân)
Your name: họ & tên của bạn
Chọn save change để lưu lại
Thiết lập thông tin riêng cho blog của bạn5. Tab Webmaster tools
Bước này rất quan trọng đó là xác minh với google rằng bạn đang sở hữu blog này, nếu bạn đã xác minh ở bước 1 Connect with google console thì có thể bỏ qua bước này nhé.
Nếu chưa thì bạn thực hiện như sau:
Bạn click vào mục Google search console.
kết nối google search console for yoast seo
Tại màn hình tiếp theo bạn chọn Alternate method > HTML tag copy đoạn code này và paste vào ô google search console.
Google search console authentication codeSau đó Save change. Bạn quay lại màn hình Goolge và chọn verify với google.
Từ bây giờ, tất cả các hoạt động trên website của bạn sẽ được google giám sát và phân tích. Cũng từ đây bạn cũng hiểu rõ hơn blog của bạn đang hoạt động như thế nào.
- Lượng visitor đến từ đâu
- Blog có đang bị lỗi gì không
- Links đến website
- Bài viết trên blog có được index không
- ... và còn rất nhiều tính năng nữa.
6. Tab Sercurity
Có thể để mặc định ở bước này.
Bước 2: Titles & Metas
Tiêu đề và Metas là tab bên dưới Dashboard, Phú sẽ hướng dẫn bạn thiết lập cho nó thân thiện hơn nhé
1. Tab General
Biểu tượng sẽ được sử dụng để ngăn cách giữa tên tiêu đề bài viết và tên website. Mặc định của Yoast sẽ là dấu gạch ngang ( - ) . Bạn có thể thay thế bất kỳ biểu tượng nào mình thích ở đây.
Nhớ chọn save change để lưu lại nhé
Chọn dấu ngăn cách giữa tittle của blog2. Tab HomePage
Tab này bạn sẽ thiết lập cho trang chủ (home page) của blog.
- Tittle template: Cách đường dẫn mô tả blog của bạn thể hiện trên trang tìm kiếm. Ở đây bạn có thể để mặc định
- Meta description template: Là phần mô tả ngắn gọn cho trang chủ của blog. Bạn viết mô tả ngắn có chứa từ khóa, tên blog, những thông tin gì sẽ được cung cấp bên trong blog này. Miễn sao bạn thấy thật đầy đủ là được nhé.
Sau đó Save changes lưu lại.
Cài đặt homepage cho blog3. Tab Post Types
Phần này sẽ là cách mỗi bài post, page, media thể hiện trên trang tìm kiếm. Phú thường chỉ để lại tên tittles vì nó sẽ giúp đường dẫn ngắn gọn hơn.
Ví dụ: %%title%%
Các thành phần còn lại bạn giữ nguyên nhé.
Tab post types trong tittles and metas yoast seo4. Tab Taxonomies
Trong phần này bạn chỉ thay đổi mục Tags qua noindex. Vì thực sự đến thời điểm hiện tại SEO cho tag không còn thật sự quan trọng nữa, nếu không muốn nói là không cần thiết.
5. Tab Archive
Trong phần này Yoast sẽ cho bạn cài đặt author and dates archives, và những trang đặc biệt như search page, 404 pages
Tips: nếu blog của bạn chỉ có 1 tác giả/ 1 người viết nội dung duy nhất thì nên chọn enable trong mục author archive để tránh trùng lấp nội dung.
Chọn save change lưu lại
Tab taxonomies setting trong seo by yoast6. Tab other
Nếu bạn không chắc mình sẽ điều chỉnh gì ở đây thì bạn nên giữ mặc định nhé.
Bước 3: Social
Như bạn đã thấy Yoast SEO cung cấp rất nhiều tính năng và tối ưu SEO cực mạnh. Một trong những tính năng đó là Social Networking. Tích hợp tính năng kết nối tất cả tài khoản mạng xã hội của bạn bao gồm facebook, google+, youtube, instagram… vào website.
Một tính năng tuyệt vời phải không nào. Bạn nên tạo các tài khoản mạng xã hội này trước nhé.
1. Tab Account
Tại đây bạn chỉ cần điền đầy đủ thông tin tài khoản các mạng xã hội mà bạn đang có.
Thêm các tài khoản social networks của bạnChọn save change lưu lại.
2. Tab Facebook
Đảm bảo rằng bạn enable chức năng Open graph meta data. Điều chỉnh này sẽ giúp Facebook thể hiện đúng hình ảnh và thông tin của bài viết khi có 1 ai đó chia sẽ lên trang facebook của họ.
Trong phần Frontpage setting:
- Image Url: đây sẽ là hình ảnh thu nhỏ trang chủ website của bạn khi có 1 ai đó share nó lên facebook. Hình ảnh này sẽ xuất hiện dưới dạng
- Tittle: phần tiêu đề của trang chủ trên trang chia sẽ
- Description: phần mô tả trang home page của bạn. Đánh nội dung miêu tả mà bạn thấy phù hợp nhất cho blog của bạn. Thường là mục đích các bài viết trên blog.
Mẹo: Bạn có thể tùy chọn chức năng Copy home meta description để facebook tự động copy nội dụng description của trang blog.
Trong phần default setting:
- Image Url: bạn chọn hình ảnh mặc định cho blog nếu trong bài viết được chia sẽ không có bất kỳ 1 hình ảnh nào để thay thế.
- Facebook insights and admin: cho phép bạn thêm quản trị viên vào facebook insight thường là admin name và facebook user ID.
3. Twitter
Tương tự như facebook bạn có thể add twitter card cho blog của bạnsection.
Bạn có thể chọn card type để sử dụng.
Thiết lập Twitter card cho Blog4. Pinterest
Pinterest cũng sử dụng open graph data giống như facebook.
Bạn chỉ cần confirm website của bạn với pinterest nữa là xong. Để confirm website với Pinterest bạn thực hiện như sau.
Trong phần cài đặt của Pinterest bạn kéo xuống tab trang web. Điền tên website của bạn vào và nhấn xác nhận trang web.
Copy đoạn code này và paste vào ô pinterest confirmation. Quay trở lại Pinterest và nhấn xác nhận trang web
Confirm website với pinterest5. Google Plus
Nếu bạn có trang google plus dành cho doanh nghiệp thì bạn có thể điền nó vào đây. Sau đó quay lại trang google plus doanh nghiệp và điền tên blog của bạn vào phần about.
Cài đặt trang google plus cho doanh nghiệpBước 4: XML Site Maps
Đây là phần quan trọng nhất quyết định việc google sẽ index (lập chỉ mục) blog của bạn như thế nào hay còn gọi là lập sơ đồ trang web.
Bước này sẽ thông báo cho công cụ tìm kiếm biết mỗi khi blog của bạn có 1 bài viết mới publish. Yoast SEO giúp cho bạn làm việc này dễ dàng bằng cách:
Trong tab general của XML sitemaps chọn Enable
Đăng ký sitemaps cho blogBây giờ chúng ta sẽ đi tiếp các mục còn lại của XML sitemaps nhé
1. User sitemap
Đảm bảo rằng bạn disable author/user sitemap
Disable author user sitemaps setting2. Post types
Post type sitemap bao gồm: post, page, media.
Nếu bạn không muốn tạo sơ đồ cho mục nào thì bạn chọn Not in sitemap. Kinh nghiệm thì Phú để mặc định của Yoast
3. Excluded Posts
Phần này nếu bạn muốn bỏ bài post nào ra khỏi sơ đồ sitemap thì nhập Post ID vào đây nhé
4. Taxonomies
Tương tự post types phần này bao gồm: categories, tags, format.
Bạn muốn loại mục nào ra thì chọn Not in sitemap nhé.
Bước 5: Advanced
Danh mục cài đặt nâng cao dành cho Yoast SEO.
1. Breadcrumbs
Cấu hình đường dẫn blog của bạn. Cách tuyệt vời để giúp người đọc biết được họ đang ở đâu trên trang. Hơn nữa, breadumb cũng được xuất hiện trên trang tìm kiếm và nói với google rằng blog của bạn có 1 structure tốt.
Chắc chắn rằng bạn đã enable tính năng này và Yoast SEO sẽ tự động thiết lập cho bạn
Thiết lập đường dẫn cho blog2. Permalink
Cần phân biệt rõ, permalink ở đây là của Yoast SEO không phải trong phần setting của wordpress. Mặc định đường link của wordpress sẽ có phần /categories/ để tránh tình trạng trùng tên giữa page Url và categories Url.
Ví dụ: https://goccuaphu.com/category/kiem-tien/
Để bỏ mục /categories/ bạn chị cần chọn remove
Remove chữ catogories trong đường dẫn URLCác mục còn lại bạn để mặc định
3. RSS
Yoast SEO cho phép người dùng thêm 1 đường backlink tới website của bạn thông qua việc post bài trong RSS feed. Do đó, google sẽ biết được bài viết gốc là của bạn.
Bước 6: Tools
Như bạn cũng thấy chúng ta đã mất không ít thời gian để thiết lập cho Yoast SEO hoạt động theo đúng ý của mình. Vì vậy, Yoast cũng cung cấp 1 công cụ để bạn có thể back up toàn bộ cài đặt này lại và sử dụng nó cho những blog sau này.
Để tạo bộ back up bạn đơn giản chỉ cần chọn Import and export > export setting và nhấp vào Export your Yoast SEO setting. Lưu file này lại và sử dụng cho các sites sau này.
Bước 7: Search consol
Như đã nói ở trên. Bạn có thể kết nối website/blog của bạn với công cụ quản lý Google search consol. Sau đó dùng công cụ google webmaster tools để theo dõi hoạt động website của mình.
LỜI KẾT
Tuy rằng bạn mất chút thời gian để thiết lập cho Plugin Yoast SEO khi mới cài đặt. Nhưng nó sẽ là công cụ rất mạnh giúp người đọc biết đến website của bạn cũng như có những thứ hạng cao trên trang tìm kiếm.
Nếu bạn có cách nào cài đặt Yoast SEO tốt hơn xin hãy chia sẽ bí quyết của bạn để mình và các bạn khác có thể học thêm nhé.
Mình muốn nhờ bạn giúp đỡ chuyện này đc k?
Mình mới tập tành làm web, mình hiện tại đã viết đc trên 70 bài rồi. Nhưng mỗi bài viết của mình thường để rất nhiều Tag (Thẻ) (chỗ đặt Tag ở gần với mục “Ảnh đại điện” trên phần soạn thảo văn bản trong WordPress ý). Mỗi bài viết mình thường đặt khoảng 13 Tag, thường thì người ta đặt Tag rất ngắn, còn mình thì đặt Tag rất dài (có khi dài trên 10 từ). Mình đọc 1 số bài viết thì bảo là sử dụng quá nhiều Tag và đặt tên Tag dài sẽ bị Google đánh giá thấp bài viết. Bây giờ mình muốn xóa Tag đó, nhưng lại sợ bị lỗi 404, hay 403, 401… gì gì đó, vì Tag nó cũng đc index trên Google. Theo bạn thì giờ xóa bỏ Tag trong tất cả các bài viết thì có bị thông báo lỗi trong Google Webmaster Tool ko? hoặc có nên xóa Tag nữa ko? Giúp mình nha, cam on bạn
Mình thấy tag cũng không ảnh hưởng nhiều đến SEO lắm, chủ yếu giúp bạn đọc điều hướng tốt hơn. Nên mình thường chỉnh Noindex trong mục này. Nếu bạn đã có nhiều tag trên bài post thì tốt nhất là bạn cứ giữ lại nó. Hoặc muốn xóa đi thì bạn có thể cài plugin redirect để chuyển hướng những trang này về trang chủ tránh ảnh hưởng không tốt với trải nghiệm người đọc.